Ấn tượng đầu tiên của tôi về Kiến trúc sư gốc Bắc Kinh và Giáo sư Lý Hiểu Đông của Đại học Thanh Hoa là ông rất tự tin và trấn định.

Sau buổi phỏng vấn, giáo sư Lý đã hỏi tôi: “Anh có muốn giảng dạy ở trường tôi không?” Tôi trả lời: “Nhưng tôi chưa từng dạy học trong đời”, và ông ấy nhanh chóng phản bác. “Tôi biết, nhưng anh có thể dạy, đúng không?” Cuộc sống đã dạy tôi là anh phải biết nắm lấy cơ hội trước, rồi suy nghĩ sau, thế nên tôi đã nghĩ. “Nếu ông ấy tin mình thì cớ gì mình không tin ông ấy?”

Thế là tôi lập tức nhận lời Giáo sư Lý, ở lại đại học Thanh Hoa suốt học kỳ mùa thu năm 2018. Càng hiểu thêm về ông, ấn tượng ban đầu của tôi càng được khẳng định: Sự trưởng thành và tự tin của thầy Lý khiến ông khác hẳn các kiến trúc sư và nhà giáo dục khác. Ông là bậc thầy thực sự cho nhiều kiến trúc sư trẻ ở Trung Quốc, một người thầy cân bằng giữa giảng dạy và thực hành. Kiến trúc của ông vô cùng đặc biệt. Vừa thoải mái vừa ấn tượng, đẹp quyến rũ, và mang ý nghĩa sâu sắc vượt xa ấn tượng ban đầu. Kiến trúc của ông không mang tính ước lượng hay tinh chế quá độ, mà mang vẻ chân thật, phân lớp, và tự tin. Quan điểm của ông bắt nguồn từ lịch sử, văn hóa và triết lí của Trung Quốc, dần dần được tôi luyện qua nhiều năm tự mình tìm tòi và nghiên cứu của châu Âu, Hoa Kỳ, và Singapore. CV của ông càng khẳng định thêm những thông tin quan trọng: ông tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa năm 1984, nhận bằng tiến sĩ từ TU Delft năm 1993, và năm 1997, ông xây dựng Li Xiaodong Atelier, một trong số ít những công ty độc lập ở Trung Quốc dám đặt tên đầy đủ của người sáng lập ngay trong tên mình. Thầy Lý đã nhận được giải thưởng Kiến trúc Aga Khan năm 1010 và được tạp chí GQ tại Trung Quốc xưng là “Người đàn ông của năm”. Lý Hiểu Đông là một người phức tạp, dứt khoát và hiếu kì. Tôi nghĩ ông ấy đề nghị tôi đi dạy là vì chúng tôi đã nhất trí một quan điểm quan trọng, đó là nền tảng cho việc dạy học – kiến trúc là cuộc tranh luận.

pv kts lí hiểu đông tôi coi hình thái là năng lượng 4

Vladimir Belogolovsky: Chúng ta đang trò chuyện ngay tại Trung tâm Kiến trúc và Thiết kế của Đại học Thanh Hoa. Thầy đã thiết kế nơi này nhiều năm trước, và xây dựng nó vào năm 2014, nhưng nơi này rất dễ bị nhầm với công trình theo Chủ nghĩa hiện đại giữa thế kỉ 20. Hình như thầy không bận tâm mấy tới các xu hướng mới nhất trong nghề, vì tôi thấy có một sự sai lệch nhất định giữa công trình của thầy và những kiến trúc sư người Hoa khác. Thầy cũng thấy vậy chứ? Không biết thầy nhìn nhận kiến trúc bản thân thế nào?

Lí Hiểu Đông: Tôi tự coi mình là một người theo chủ nghĩa khu vực có chiều sâu. Tôi xem xét các điều kiện cụ thể như ngân sách, kế hoạch và khí hậu. Rất phức tạp, nhưng không gì được định trước. Tôi không tin kiến trúc là phương thức thể hiện phong cách cá nhân. Kiến trúc không phải là hội họa hay điêu khắc. Một bức tranh có logic thành phần. Nhưng kiến trúc thì có tính năng cao. Kiến trúc có hàng xóm, nhưng hội họa thì chìm trong thế giới riêng.

Tôi đặc biệt để tâm tới việc tìm ra giải pháp để giải quyết những điều kiện đặc biệt. Các giải pháp kiến trúc nên thực tế. Chúng nên mang tính tự nhiên và thích hợp với điều kiện thực tế. Khi tôi nói tới tự nhiên, tôi không phủ nhận tầm quan trọng của cá nhân. Bắc Kinh khác với Thượng Hải và rất khác Vân Nam, thế nên kiến trúc sư cũng nhìn nhận kiến trúc theo những cách khác nhau. Anh có thể vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính cá nhân. Hoàn toàn không có mâu thuẫn.

pv kts lí hiểu đông tôi coi hình thái là năng lượng 5 1

VB: Thầy từng nói khi thầy bắt tay vào một dự án, thầy sẽ phân tích khu đất và dòng năng lượng của nó trước. Vậy thầy có thể nói rõ hơn về quá trình thiết kế của mình không? Thầy bắt đầu như thế nào?

LHĐ: Đó là một bí mật [cười]. Tôi luyện Thái Cực Quyền nhiều năm, tức là luyện cách đồng thời hướng nội và hướng ngoại, luyện cách điều hòa hơi thở và dòng năng lượng. Thái Cực Quyền giúp anh tập trung tâm trí mạnh mẽ tới độ tất cả giác quan trở nên sắc bén hơn. Vì thế tôi thấu hiểu năng lượng tốt hơn những ai không nghiên cứu về nó.

Khi bắt tay vào một dự án, trước hết tôi sẽ tìm phân tích khu đất và dòng chảy năng lượng nơi đó. Hầu hết mọi người nghĩ hình thái bao gồm hình dạng, màu sắc và chất liệu, nhưng tôi cho rằng hình thái là năng lượng. Rất trừu tượng, nhưng cũng rất thật. Ngoài ra, tôi cố gắng đơn giản mọi thiết kế của mình. Tôi chỉ dùng những gì cần thiết. Văn hóa Trung Quốc khác văn hóa phương Tây ở chỗ người phương Tây sử dụng mọi thứ để đạt hiệu quả, nhưng người Trung Quốc thì làm những điều phức tạp với những công cụ đơn giản nhất. Đũa chính là ví dụ điển hình – anh có thể dùng đũa gắp mọi thứ nếu anh luyện tập chăm chỉ. Anh không cần dùng tới dao và nĩa. Và khi thiết kế, tôi cố gắng phản ánh quan điểm này. Kiến trúc là một giải pháp sáng tạo để xác định lối sống đương đại.

30 năm trước, tất cả chúng ta tập trung khám phá phong cách cá nhân. Nhưng tôi không nghĩ cách đó sẽ lâu bền ngày nay. Chúng ta ý thức được tài nguyên của mình rất hạn chế. Phong cách rất tốn kém.

pv kts lí hiểu đông tôi coi hình thái là năng lượng 5

VB: Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, các kiến trúc sư cũng bắt đầu thảo luận về khía cạnh kinh tế của các phương thức xây dựng. Nhưng khi nhìn những gì đang được dựng xây trên thế giới, tôi chỉ thấy các tòa nhà đang dần trở nên phức tạp hơn và đắt đỏ hơn.

LHĐ: Công trình của tôi rất rẻ. Một trong những bận tâm chính của tôi chính là khía cạnh kinh tế xây dựng. Có rất nhiều vấn đề liên quan tới độ bền của một tòa nhà, và giá thành là một trong số đó. Ví dụ, tôi thường sử dụng mạng lưới trực giao để đem lại hiệu quả cao hơn cho các dự án của mình – cả về mặt lưu thông và đạt được hỗ trợ cấu trúc đơn giản nhất. Tôi luôn tránh công nghệ đúc hẫng sâu cùng các dạng thiết kế và chi tiết đặc biệt. Về mặt hình thức, kiến trúc của tôi rất bình thường.

VB: Tại sao thầy luôn cố hạ thấp phẩm chất kiến trúc của mình như vậy? Nếu không có gì đặc biệt thì tại sao chủ dự án lại tìm tới thầy? Điều gì đã khiến thầy trở nên đặc biệt?

LHĐ: Tôi muốn xây dựng được một môi trường xinh đẹp và đáng nhớ. Nhưng tôi không cố tạo ra những hình thái đặc biệt. Tôi chỉ muốn xây nên một kiến trúc hợp lý, bền vững, và thể hiện được tính thời đại. Tôi không thích các kiến trúc sư dùng một giải pháp cố định để giải quyết mọi vấn đề. Kiến trúc là một cuộc tranh luận. Các giải pháp trong kiến trúc nên dựa trên phân tích, chứ không phải các hình thức định sẵn.

pv kts lí hiểu đông tôi coi hình thái là năng lượng 3

VB: Chúng ta hãy cùng nói về thư viện Li Uyển mà thầy đã xây dựng từ những cành cây tái chế ở thị trấn Hoài Nhu tại ngoại ô phía bắc của Bắc Kinh.

LHĐ: Thư viện nhỏ ấy nổi bật nhờ những cành cây, nhưng chúng không dùng để trang trí. Chúng có chức năng của mình, đó là lọc ánh sáng lọt vào bên trong. Khi bắt tay thiết kế công trình này, tôi thấy cành cây ở mọi nơi. Đó là điều quan trọng nhất về ngôi làng này đã chạm vào đáy lòng tôi. Dân làng thu thập cành cây, dùng chúng để nấu ăn và sưởi ấm. Tự nhiên, tôi cũng muốn lưu giữ đặc điểm này trong kiến trúc của mình.

VB: Khi nhìn vào những công trình thầy xây, tôi đã nghĩ tới: chậm rãi, tĩnh lặng, vô hình, phản chiếu, thấm lọt, khung cốt, mơ hồ, rải rác, kết  mở, một phần của tự nhiên, vân vân. Nhưng thầy thấy gì? Thầy dùng những từ nào để miêu tả kiến trúc của mình?

LHĐ: Tự nhiên, hệ quả, logic.

pv kts lí hiểu đông tôi coi hình thái là năng lượng 2

VB: Thầy từng nói: “Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tìm cách phát triển kiến trúc của mình mà không cần áp đặt mô hình phương Tây hay dựa vào những bắt chước hời hợt của hình thái và trang trí truyền thống của Trung Quốc.” Thầy nói ‘chúng ta’ tức là đang nói về các kiến trúc sư Trung Quốc. Vậy thầy có tin rằng các kiến trúc sư Trung Quốc cần thống nhất một quan điểm chung về kiến trúc Trung Quốc đương đại không? Thầy có nghĩ rằng kiến trúc sư Trung Quốc nên có điểm chung?

LHĐ: Tôi cho rằng tất cả kiến trúc sư ở Trung Quốc đều cần suy nghĩ về việc chúng ta có thể làm gì để đóng góp cho nền kiến trúc đương đại. Chúng ta có một nền văn hóa đáng kinh ngạc, chúng ta có thể hướng tới nó để tìm cảm hứng, để mang nó vào thực tiễn đương đại. Kiến trúc truyền thống của Trung Quốc nhấn mạnh không gian chứ không phải hình thái. Tôi đã viết một cuốn sách về điều này, mang tên Quan niệm của Trung Quốc về Không gian, để nói về những cảm giác vô hình không gian mang tới. Tất cả ý tưởng của tôi đều bắt nguồn từ kiến trúc truyền thống của Trung Quốc. Tôi đã sống và làm việc nhiều năm ở Hoa Kỳ và Hà Lan, nhưng tôi không nghĩ người ta sẽ nhìn ra ảnh hưởng của kiến trúc Hà Lan hay Mỹ trong công trình của tôi. Công trình của tôi bắt nguồn từ văn hóa Trung quốc, dù cho tôi luôn cố gắng thể hiện kiến trúc của mình qua các phương tiện đương đại. Kiến trúc của tôi rất đương đại.

pv kts lí hiểu đông tôi coi hình thái là năng lượng 6

VB: Vậy tức là thầy áp dụng sự tập trung vào không gian trong kiến trúc truyền thống của Trung Quốc lên công trình đương đại của mình?

LHĐ: Đúng vậy. Anh thấy đấy, qua hàng trăm năm, hình thái trong kiến trúc truyền thống của Trung Quốc không hề thay đổi. Như Lão Tử đã nói, thứ quan trọng là cốt lõi, không phải vỏ bọc. Hình thái chưa từng quan trọng. Kiến trúc thiên về xác định điều kiện ban đầu chứ không phải phát minh hình thức ban đầu.

Trong suốt lịch sử, xã hội Trung Quốc chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, vì thế anh cần một tư duy tập thể. Chẳng hạn, Khổng Tử từng nói về tầm quan trọng của giai cấp để đảm bảo chính trị được ổn định. Xã hội của chúng ta không mang tính cá nhân, mà cần chúng ta hợp tác và tiến bộ cùng nhau. Nếu không sẽ nảy sinh hỗn loạn. Sáng tạo cần cá nhân, nhưng về mặt lịch sử, tính cá nhân không hề quan trọng trong xã hội Trung Quốc. Tính tập thể luôn quan trọng hơn tính cá nhân.

Nguồnkienviet.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *